Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Thấy hai ông cọp chạy ra đón đường
Đem về lại bỏ trong hang Thương-Tùng
Mẹ con than khóc khôn trông đứng ngồi
Tiếc thay son phấn điểm mùi bấy lâu
Hỡi người làm vợ người sau
Gặp khi hoạn nạn cùng nhau vuông tròn
Đừng còn bắt chước mẹ con
Thác đà mất kiếp,
tiếng còn bia danh
tiếng xấu còn lưu lại như tạc bia, để cho người đời chê cười mỉa mai
Trạng nguyên về tới Đông-thành
Lục công nay đã xây dinh ở làng
Bày ra
lục lễ
sáu lễ trong việc cưới xin thời xưa, tức: nạp thái (đưa lễ kén chọn), vấn danh (hỏi tên tuổi), nạp cát (đưa điềm tốt), nạp trương (đưa sính lễ), thỉnh kỳ (xin ngày cưới), thân nghinh (đón dâu).
sẵn sang
Các quan đi hộ cưới nàng Nguyệt Nga
Rày mừng hai họ một nhà thành thân
Trăm năm thuỳ rạng tinh thần
Sinh con được nối
gót lân
do chữ Hán “lân chi” là chân con kỳ lân, một loài thú tượng trưng cho đức tính nhân hậu (người xưa bảo con kỳ lân không dẫm chân lên các sinh vật bé nhỏ và làn cỏ xanh tươi). Thơ “Lân chi” ở Kinh thi khen ngơi con cháu và họ hàng của Văn vương (vua tổ nhà Chu) là nhưng người sang cả mà có đức tốt, nhân lấy con lân ví với cha mẹ (Văn vương) và chân của nó ví với con cáị Do đó, người ta gọi người con hiền, con quí là “lân chi”. Đây nói Vân Tiên lại sinh được con hay, lập nên công danh, nối dõi nghiệp cha lâu dàị
đời đời