Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Thưa rằng: "Đừng lấy làm chơi,
"DẼ cho thưa hết một lời đã nao!
"Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh.
"Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
"Ra tuồng trên Bộc trong dâu,
"Thì con người ấy ai cầu làm chi!
"Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày!
“
GẪM
GẪM, NGẪM đều được cả, nhưng NGẪM hình như có vẻ hơi hiện đại quá; GẪM hợp với xưa hơn.
duyên kỳ ngộ xưa nay,
"Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương.
"Mây mưa đánh đổ đá vàng,
"Quá chiều nên đã chán chường yến anh.
“Trong khi
BÀY
Ở bản B: CHẮP CÁNH; ở hai bản C, D: TỰA CÁNH. Ở bản này khắc chữ BÀI: nếu vốn thế thì phải đọc BÀY CÁNH LIỀN CÀNH; BÀY có ý nghĩa là “sắp ngang với” (như trong BÀY VAI). Nếu là khắc nhầm thì không rõ do TỰA hay do CHẮP mà chuyển thành.
cánh liền cành,
“Mà lòng rẻ rúng đã
DÀNH
Hai câu 514, 516 đều dùng thanh phù TRÌNH, nhưng ghi hai tiếng khác nhau do có hai quá trình khác nhau:
- Ở câu 514: TRÌNH > CHIỀNG > CHƯỜNG;
- Ở câu 516: TRÌNH > GIÀNH/DÀNH.
Ở bản này hai trường hợp khắc hoàn toàn như nhau. Ở hai bản C, D thì khắc có khác: CHƯỜNG có thêm bộ KHẨU, DÀNH thì không; ở bản B, CHƯỜNG thêm bộ TÂM, DÀNH thêm bộ KHẨU.
một bên.
"Mái tây để lạnh hương nguyền,
"Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
“Gieo thoi trước chẳng GIỮ giàng,
"Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?