Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
"Vội chi liễu ép hoa nài,
“Còn thân
CÒN MỘT
Hai bản C, D đều CÒN THÂN ẮT LẠI; bản này và bản B thì CÒN THÂN CÒN MỘT. Bản A trở lại như hai bản C, D.
đền bồi có khi!”
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
Tin đâu ĐÃ ĐẾN cửa ngăn gọi vào.
Nàng thì vội trở buồng
THÊU
ĐÀO hay THÊU? Nếu THÊU thì theo Cụ Hoàng Xuân Hãn, có thể đọc BUỒNG THAO để hiệp vần tốt hơn với hai chữ VÀO (ở trước) và ĐÀO (ở sau). Ở tên phố có HÀNG THAO, đó chính là phố vốn buôn bán hàng thêu.
,
Sinh thì dạo
BƯỚC
Bản 1871 và bản 1872 này đều khắc DẠO BƯỚC. Từ bản 1879 đến bản 1902 DẠO GÓT. Bản A theo DẠO GÓT. Còn VỘI RA ở ba bản 1871, 1872, 1879; BƯỚC RA ở bản A và B.
sân đào vội ra.
Cửa sài vừa ngỏ then hoa,
Gia đồng vào gửi thư nhà mới sang.
Đem tin thúc phụ từ đường,
Bơ vơ lữ thấn tha hương đề huề.
Liêu- dương cách trở sơn khê,
Xuân đường kíp gọi sinh về hộ tang.
MẮNG
Đúng ra là MẮNG TIN. Nhưng đầu thế kỉ 20, MẮNG trở thành từ cổ, ít người biết, nên khi phiên nôm nó bị đọc nhầm thành MẢNG. Nay MẢNG đã được phổ biến, được coi như một khả năng đọc. Nhưng vẫn cần giải thích rõ nguồn gốc lịch sử: TƯỢNG MẮNG > TƯỢNG MẢNG; MẮNG TIN > MẢNG TIN...
tin xiết nỗi kinh hoàng,
Băng mình
LÉN
Có thể đọc LÉN hay LẺN, xét về nguyên tắc. Nhưng đi vào văn cảnh cụ thể này, cần cân nhắc lựa chọn. Tuy có nét nghĩa chung, nhưng hai bên lại có sự khác nhau tế nhị: LẺN chỉ liên quan đến sự di chuyển; LÉN thì nói đến sự kín đáo trong nhiều hành động hơn. Theo ý chúng tôi, ở đây là LÉN... TỰ TÌNH.
trước đài trang tự tình.
Gót đầu mọi nỗi đinh ninh,
Nỗi nhà tang tóc nỗi mình xa xôi:
"Sự đâu chưa kịp đôi hồi,
"Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ.