Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Ngẫm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt
phong trần
ý nói khổ sở gian truân.
phải
phong trần
ý nói khổ sở gian truân.
,
Cho
thanh cao
ý nói phong lưu sung sướng.
mới được phần
thanh cao
ý nói phong lưu sung sướng.
.
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
câu này và câu trên ý nói ở đời không có người nào mà trời lại thiên vị cho cả “tài” lẫn mệnh. Hai câu này đối chiếu lại với hai câu ở đầu truyện chữ “tài” chữ “mệnh” khéo là ghét nhau.
.
Chữ tài liền với chữ
tai
những tai nạn, nhưng điều bất hạnh.
một vần.
Đã mang lấy
nghiệp
chữ “nghiệp” đây là thân nghiệp tức là các nghiệp do sự hành động của mình mà tạo ra. Người làm điều lành thì có cái nghiệp để báo ứng cho điều ác. Như thế thì xấu hay tốt, dữ hay lành là tự mình làm ra rồi chính mình được hưởng hay phải chịu chứ “đừng có trách trời”.
vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn
(“thiện”: điều lành, “căn”: gốc rễ) cái gốc thiện, cái cội nhân đức.
ở tại lòng ta,
Chữ
Tâm
lòng người ta. Đạo Phật cho rằng muôn sự ở đời đều do cái tâm của người ta tạo ra. Nếu người ta giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều thiện thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống cũng nhẹ bớt đi. Nếu người ta không biết giữ tâm cho tốt, chỉ làm điều ác, thì cái nghiệp của mình do kiếp trước truyền xuống sẽ nặng thêm lên và còn dồn xuống kiếp sau nữa. Như Thuý Kiều nhờ có thiện tâm nên cái nghiệp cũng nhẹ đi và lại được hưởng hạnh phúc ở hậu vận. Nguyễn Du để kết thúc Truyện Kiều đã khuyên người ta hãy giữ lấy chữ tâm cho tốt vì: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê nhặt gói dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh.