Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Nàng rằng: "Vì mấy đường tơ,
Lắm người
nên đọc là “lầm người”. Làm cho người ta khổ sở, thân bị dơ bẩn, không còn giữ được sự trong trắng nữa. Như: “Cát lầm ngọc trắng, thiệt đời xuân xanh”. Chữ “lầm” cũng có thể hiểu là gây ra lầm lỗi cho người ta. Bản LVĐ 66 và 71 đã chép là “Lắm người”.
cho đến bây giờ lại thôi!
Nể lòng người cũ, vâng lời một phen."
Phím đàn dè dặt tay tiên,
Khói trầm cao nét, tiếng đàn gần xa.
Khúc đâu đầm ấm dương hoà.
Ấy là hồ điệp, hay là
Trang sinh
tức là Trang Chu. Xưa Trang Chu năm chiêm bao thấy mình hoá làm con bướm. Khi thức dậy, mơ màng không biết mình là bươm bướm hay là Trang Chu. Đoạn tả tiếng đàn này từ câu 3199 đến câu 3204 là mượn ý ở bài “Cẩm sắt” của Lý Thương Ẩn (đời Đường). Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp, Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên. Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ, Lam Điền nhật noãn ngọc sinh yên. (Trang sinh sớm mộng hồn bươm bướm, Thục đế lòng xuân oán đỗ quyên. Trăng tỏ bể xanh châu nhỏ lệ, Lam Điền ngọc ấm bốc hơi lên).
?
Khúc đâu êm ái xuân tình,
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên?
Trong sao châu nhỏ
duềnh quyên
vũng nước trong sáng đẹp hoặc có ánh trăng soi. (“quyên”: sáng đẹp).
!
Ấm sao
hạt ngọc Lam Điền mới đông
mượn ý câu thơ “Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên” để tả tiếng đàn thật ấm.
!
Lọt tai nghe suốt
năm cung
năm âm, năm bậc trong âm nhạc Trung Quốc.
,
Tiếng nào là chẳng
não nùng
buồn rầu đau đớn.
xôn xao.
Chàng rằng: "Phổ ấy tay nào,
Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
Thương vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai?
Nàng rằng: "Vì chút hay chơi,
Đoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu!
Một phen tri kỷ cùng nhau,
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa."
Chuyện trò chưa cạn tóc tơ,
Gà đà gáy sáng, trời vừa dựng đông.