Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Hữu tình
ta lại biết ta
Hữu tình ta lại “gặp” ta (LVĐ)
,
Chẳng nề u hiển mới là chị em."
Đã lòng hiển hiện cho xem,
Tạ lòng nàng lại nối thêm vài lời.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
Nhạc vàng đâu bỗng
Nhạc vàng đâu “đã” tiếng nghe gần gần (LVĐ)
tiếng nghe gần gần.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu
giòn
Cũng viết “dòn”: Bản LNP và các bản LVĐ, DMT và QVĐ đều chép là 𤶐 (mạch + tồn), có thể phiên âm là “giòn”. Bản KOM khắc là 𣆱 (nhật + tồn) và đã chú thích rằng: “Tuyết sắc ấn mã, bạch sắc dũ bộc: Sắc tuyết in sắc ngựa, sắc trắng cùng lộ”. Như lời chú thích ấy thì phải đọc là “dồn”.
,
Cỏ pha
mùi
Bản LNP và các bản LVĐ, DMT, KOM và QVĐ đều viết 味 (mùi). Ở miền Bắc xưa kia người ta quen nói là “mùi” thay vì “màu”. Quyển “Dictionnaire Franco - Tonkinois” của P.G.V in ở Hà Nội năm 1898 đã dịch Couleur: mùi, sắc.
Từ điển Taberd cũng dịch “mùi”: odor, color.
áo nhuộm non da trời.