Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
"Âu đành quả kiếp nhân duyên,
"Cũng người một hội một thuyền đâu xa!
"Này mười bài mới mới ra,
"Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời."
Tay tiên một
VẪY
Đáng chú ý: đọc VẪY nhưng mặt chữ giống VẼ ở trên (câu 204).
đủ mười khúc ngâm.
Xem thơ
THẮC THỎM
Hai bản B, C đều khóc NỨC NỞ nên bản A cũng theo vậy. Bản D khắc THẮC THỎM. Bản này có chữ THỎM đó, nhưng lại đặt sau chữ KHẤN! Vậy có khả năng THẮC khắc nhầm thành KHẤN. Nhưng chúng tôi lại còn nghĩ đến hai khả năng khác: 1) bỏ hai bộ KHẨU Nôm thì còn lại hai chữ Hán KHẨN THIỂM (KHẨN viết tắt). Ở cổ văn THAO THIỂM có nghĩa là “cảm kích pha tí ngượng ngùng khi được ai đó đưa đến cho mình một cái ân huệ”. Đem KHẨN thay THAO thì thêm ý “thành thực”. Vậy ta có hai chữ KHẨN THIỂM của Hán với nghĩa là “thành thực cảm kích trong lòng”. Đạm Tiên nói ra điều đó nên thêm hai bộ KHẨU (cũng như chữ BẨM Hán khi vào Nôm nói THƯA BẨM thì có thể thêm bộ KHẨU). Mà Đạm Tiên cảm kích là phải vì đề nghị Thúy Kiều làm thơ thì Thúy Kiều đã làm! 2) Hay là phải đọc KHẮN THẼM? KHẮN, như trong KHẮN KHẮN, có nghĩa là “dốc một lòng” (HTC); còn THẼM có nghĩa là “háo hức”, do chữ THÈM biến âm mà thành; (Génibrel) và KHẮN THẼM nói lên ý “một lòng háo hức”.
khen thầm:
Giá đành tú khẩu cẩm tâm khác thường!
Ví đem vào tập Đoạn trường.
Thì treo
GIẢI
Xưa đọc là DẢI nên dùng thanh phù ĐÁI.
nhất chi nhường cho ai!
Thềm hoa khách đã trở hài,
Nàng còn
CẦM
Ở A, B, C: CẦM LẠI; ở bản D: Ở LẠI; còn bản này thì khắc chữ không chuẩn, có thể đọc là CẦM hoặc đọc Ở. TỰ khắc thành TÀ! Ở câu sau SỊCH thiếu bộ THỦ!
lại một hai TỰ tình.
Gió đâu sịch bức mành mành
Tỉnh ra mới biết là mình chiêm bao.
Trông theo nào thấy đâu nào,
Hương thừa
NHƯỜNG
Theo mặt chữ nên đọc NHƯỜNG tuy NHƯỜNG, DƯỜNG chỉ là hai biến thể phát âm: ở A, B, C, D dùng biến thể DƯỜNG; ở bản này dùng biến thể NHƯỜNG.
hãy ra vào đâu đây.
Một mình lưỡng lự canh chầy,
Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.
Hoa trôi bèo dạt đã đành,
Biết ĐÂU mình biết phận mình thế thôi.