Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Hiên tà gác bóng
CHÊNH CHÊNH
Đọc NGHIÊNG NGHIÊNG như ở A là để gieo vần với RIÊNG, nhưng xa mặt chữ quá. Vẫn phải đọc CHÊNH CHÊNH.
,
HÃY
Ở KOM, TMĐ, LVĐ đều NỖI nên ĐDA chũng theo vậy. Nhưng riêng bản này thì khắc HÃY.
riêng riêng trạnh tấc riêng một mình.
Cho hay là thói hữu tình,
Đố ai
DỨT
Bản A ghi GỠ như bản 1902. Nhưng bản 1872 này cùng hai bản cổ 1879, 1871 đều thống nhất là DỨT.
mối tơ mành cho xong!
Chàng Kim từ lại thư song,
Nỗi nàng cánh cánh bên lòng
BIẾNG KHUÂY
Bản này khắc là CANH KHUYA, nhưng chắc là BIẾNG KHUÂY bị khắc nhầm. Các bản A, B, C, D đều ghi đúng cả.
.
Sầu đong càng
KHẮC
Bản này cũng dùng KHẮC như hai bản cổ TMĐ, LVĐ nhưng bản KOM đổi lại thành BẠT, tức nay GẠT. Ở ĐDA: LẮC.
càng đầy,
Ba thu
GIỌN
Ở A, B: DỌN. Ở C, D và bản này khắc chữ LUẬN, vậy phải GIỌN. Nhưng đọc GIÓN/DÓN hay GIỒN/DỒN cũng được (xem HTC).
lại một ngày dài ghê!
Mây Tần khoá kín song the,
Bụi hồng
LIỆU NẺO
Chữ LIỆU khắc thành KHOA. Đọc LIỆU NẺO cũng có cách hiểu được, tuy thường cho là: LẼO NẼO> LẼO ĐẼO theo tiền lệ ÊM NỀM > ÊM ĐỀM. Ở B, C, D đều LIỆU NẺO như ở bản này. Phải chăng BỤI HỒNG là dịch từ HỒNG PHẤN, để chỉ phái đẹp?
đi về chiêm bao.
Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng.
BUỒNG
Bản DMT này thống nhất với ba bản B, C, D: BUỒNG VĂN. Riêng bản A đổi lại thành PHÒNG VĂN.
văn hơi giá như đồng,
Trúc se
NGÓN
Theo TVKI và Đào Thái Tôn. TRÚC chỉ nhạc khí chứ không phải chỉ cây bút, do đó NGÓN THỎ (có bộ THỦ) chứ không phải NGỌN THỎ. Trước NGÓN là chữ cần cân nhắc thêm về cách đọc SẺ SỈ NGÂỶ TRƠ?
- Chữ CHÙNG có thanh phù DỤNG, vì ghi theo tiếng Nghệ Tĩnh chắc CHÙNG > GIÙNG/DÙNG. Ba bản 1871, 1872, 1879 khắc Nôm như trên. Đến 1902 KOM khắc lại, thành SE NGÒI THỎ. Bản ĐDA tái lập lại NGỌN.
thỏ tơ chùng phím loan.
Mành Tương phất phất gió đàn,
Hương
DÂY
Đọc DÂY vì có thanh phù DỊ Hai bản A, B chữ thành GÂY, theo TVKI – Chữ NHỚ khắc như chữ NỢ ở câu 257, khác với chữ NHỚ ở câu 259.
mùi nhớ trà khan giọng tình.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi?
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.