Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Một
DÒNG
Căn cứ mặt chữ thì DÒNG. Theo tinh thần ấy, bản B đổi ra LÀN. Bản D cũng khắc DÒNG. Bản C vẫn dùng thanh phù DỤNG, nhưng thay vì bộ THỦY lại khắc chữ MĨ, không rõ tại saỏ Hay LÀN/LAN vừa đảo để kị húy, vừa đồng thời khắc không chuẩn.
cỏ mọc xanh rì,
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như giục cơn sầu,
VI
Khắc là VI LAU ở cả bốn bản 1871, 1872, 1879, 1902 nhưng bản A vẫn đọc là VI LÔ. Theo chúng tôi không nên đổi lại như vậy: VI LAU cũng là kết cấu nửa Hán nửa Nôm như BẠN LỨA, KHÁCH KHỨA v.v... có thể chấp nhận được.
- CỚI TRÊU, theo HTC có nghĩa là “trêu ghẹo, diễu cợt”. Bản Xuân Phúc đã đọc CỚI TRÊU như vậy. Cách viết ở C, D thống nhất: ghi bằng chữ CẢI; vậy ăn khớp với HTC. Riêng bản B đổi cách viết thành THỦ +KÍ (hoặc THỦ + ½ KHÁI), vì vậy mới có cách đọc là KHƠI hoặc là KHẢỴ Bản này khắc THỦ + CẢI nhưng không chuẩn.
lau hiu hắt như màu CỚI trêu.
Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều,
Xăm xăm đè nẻo Lam- kiều lần sang.
Thẳm nghiêm kín
CỐNG
Có thể đọc CỐNG hoặc CỔNG. Nhưng theo Tản Đà, đọc CỐNG thì hợp lí hơn: KÍN CỔNG thì mới CẠN DÒNG LÁ THẮM được!
cao tường,
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh.
Lơ thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
Mấy lần cửa đóng then cài,
Dẫy thềm hoa rụng biết người ở đâu?
Tần ngần đứng suốt giờ lâu,
DIỄU
Dùng thanh phù DIỆU thì nên đọc là DIỄU, với nghĩa là “đi qua để nhìn cho thấy” (TĐTV). Trong HTC, Génibrel DIỄU cũng ghi với DIÊU (= chột mắt). Ở B, C, D dùng thanh phù TẠO nên đọc DẠO. Ở A cũng DẠO.
quanh chợt thấy mé sau có nhà.
Là nhà Ngô Việt thương gia,
Buồng không để đó người xa chưa về.
Lấy điều du học hỏi thuê,
Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang.
Có hiên Lãm thuý nét vàng chưa phai.