Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Nghe tin
NGƠ NGÁC
Bản A Quốc ngữ in NGƠ NGÁC, nhưng các bản Nôm lại khắc hai chữ khá bất ngờ:
- NHƯ LẠC/NHẠC ở bản C, bản D cũng như bản này;
- NHỰ LẠC (LẠC với nghĩa là rụng) ở bản B.
Có thể đọc Nôm thành NHƠ NHÁC, coi đó như một biến thể của NGƠ NGÁC, với quan hệ NH/NG như ỏ NHÀNH/NGÀNH; NHẮM/NGẮM, NHẤC/NGẤC (hoặc như MÂY NHÀN – MÂY NGÀN ở câu 2402 trước đây. Nhưng cũng cần cân nhắc thêm, xem còn khả năng đọc nào nữa không.)
rụng rời,
Xúm quanh kể họ rộn lời hỏi tra:
"Này chồng này mẹ này cha,
"Này là em ruột này là em dâu.
"Thật tin nghe đã bấy lâu,
"Pháp sư dạy thế sự đâu lạ dường!"
Sư rằng: “
NHÂN
NHÂN QUẢ ở bản A, bản B;
CỐ QUẢ ở hai bản C, D và bản này. Chắc chữ CỐ là do chữ NHÂN khắc nhầm mà thành.
quả với nàng,
"Lâm Tri buổi trước Tiền Đường buổi sau.
“Khi nàng gieo ngọc ĐÁY SÂU,
“Đón
THEO
Chữ này không phải NHAU, vì khắc khác hai chữ NHAU ở cuối câu và đầu câu sau: chúng tôi đoán là phải đọc ĐÓN THEO với ý nghĩa là “đón trong quá trình theo dõi”. Nếu vậy thì có 2 dị bản:
- Ở bản A, B: ĐÓN NHAU;
- Ở 3 bản 1871, 1872, 1879: ĐÓN THEO.
tôi đã gặp nhau rước về.
"Cùng nhau nương cửa Bồ đề,
"Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa.
"Phật tiền ngày bạc lân la,
"Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây."
Mừng nào lại quá mừng này nữa chăng?
Từ phen chiếc lá lìa rừng,
Thăm tìm luống những liệu chừng nước mây.
Rõ ràng hoa rụng hương bay,
Kiếp sau hoạ thấy kiếp
NÀY
Chữ NÀY khắc không chuẩn.
hẳn thôi.