Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
"Từ con lưu lạc quê người,
“Bèo trôi sóng vỗ chốc
mười NĂM năm
Riêng bản này khắc MƯỜI NĂM NĂM; các bản A, B, C, D đều nhất trí MƯỜI LĂM NĂM.
.
"Tính rằng sông nước cát lầm,
“Kiếp này ai lại còn cầm
GẶP
Các bản Nôm B, C, D đều khắc đầy đủ cả thanh phù CẬP cả bộ thủ kèm theo. Riêng bản này khắc theo lối giản hóa, chỉ dùng thanh phù.
đây!”
Ông bà trông mặt
CẦM
Hai dị bản:
- CẦM TAY ở bản A, bản B, bản C;
- TRAO TAY ở bản D và bản này.
Kể ra chữ TRAO còn có hai khả năng đọc nữa: TRAU như trong TRAU DỒI, TRAU CHUỐT và LẢO như trong LẢO ĐẢO (xem TVK). Chúng tôi chọn TRAO, và hiểu TRAO như GIAO tức “giáp nhau, đâu lại với nhau”, trong GIAO MẶT, GIAO ĐẦU (HTC).
tay,
Dung quang chẳng khác chi ngày bước ra.
Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa,
Mười phần xuân có gầy ba bốn phần.
Nỗi mừng ÔNG lấy chi cân?
Lời tan hợp chuyện xa gần thiếu đâu.
Hai em hỏi trước
HAN
Bản B khắc với thanh phù HIÊN nên dứt khoát phải đọc là HAN. Bản này và hai bản C, D khắc một chữ đọc HAN cũng được, đọc THAN cũng được, tùy từng trường hợp cụ thể. Chúng tôi chọn HAN vì đã có HỎI ở trước.
sau,
Đứng trông
NÀNG
hai cách hiểu:
- ĐỨNG TRÔNG CHÀNG CŨNG TRỞ SẦU LÀM TƯƠI ở bản A và B. Hai bản này cho rằng, sau khi nói đến ông bà Viên ngoại, nói đến hai em thì phải nói đến chàng Kim mà chủ yếu nói đến tâm trạng chàng;
- ĐỨNG TRÔNG NÀNG CŨNG TRỞ SẦU LÀM TƯƠI ở bản C, bản D và bản này. Ba bản Nôm cổ cũng nghĩ đến chàng Kim, nhưng không nêu rõ ra, và cho thấy Chàng chỉ cùng mọi người “đứng trông”, theo dõi chuyện “nàng đã trở sầu làm tươi”.
đã trở sầu làm tươi.
Quây nhau lạy trước Phật đài,
Tái sinh trần tạ lòng người từ bi.
Kiệu hoa giục
RƯỚC
GIỤC GIÃ hay GIỤC RƯỚC?
- Ba bản A, B, C chọn dị bản đầu;
- Bản D và bản này thì chọn dị bản sau.
tức thì,
Vương ông dạy rước cùng về một nơi.
Nàng rằng: "Chút phận hoa rơi.
"Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay.
"Tính rằng mặt nước chân mây,
"Lòng nào còn tưởng có rày nữa không?