Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Tình duyên ấy hợp tan này,
Bi hoan mấy nỗi đêm
CHẦY
Bản A, bản B in ĐÊM CHẦY TRĂNG CAO; bản C, bản D và bản DMT lại khắc ĐÊM NÀY TRĂNG CAO. Chắc khắc nhầm, vì kém không những về mặt ngữ nghĩa mà cả về mặt thi pháp: câu trên đã có chữ NÀY, câu dưới lại lặp chữ NÀY, hóa ra trùng vận. NÀY, CHẦY cũng có khả năng dễ khắc nhầm nhau.
trăng cao.
Canh khuya bức gấm rủ thao,
Dưới đèn tỏ
NGHĨA
Ở A, B: TỎ RẠNG; ở C, D và bản này: TỎ NGHĨA (NGHĨA viết đủ nét ở C, viết tắt ở hai bản cổ hơn). Chúng tôi đoán rằng xưa vốn thế. Còn nếu nghĩ đến chuyện khắc nhầm thì chữ NGHĨA viết đủ nét trông hơi gần chữ DẠNG, cho nên DẠNG có thể khác nhầm thành NGHĨA. DẠNG đọc Nôm thành RẠNG.
má đào thêm xuân.
Tình nhân lại gặp tình nhân,
Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình!
Nàng rằng: "Phận thiếp đã đành,
"Có làm chi nữa cái mình bỏ đi!
"Nghĩ chàng nghĩa cũ tình ghi,
"Chiều lòng gọi có xướng tuỳ mảy may.
"Riêng lòng đã thẹn lắm thay,
"Cũng đà mặt dạn mày dày khó coi!
“Những như âu
YẾM
Chữ YẾM viết tắt, chỉ giữ bộ HÁN và chữ KHUYỂN, còn phần trong ruột thay bằng hai dầu chấm.
vành ngoài,
"Còn toan mở mặt với người cho qua.
"Lại như những thói người ta,
“
VỚT
Chữ này có thể đọc VỚT hoặc VÉT, không biết chọn cách đọc nào hơn?
hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa.
“
GIỞ NHƠ GIỞ NHUỐC
Hai chữ đầu câu, ở A: CŨNG LÀ; ở B: KHÉO LÀ. Còn ở 3 bản cổ thì: hoặc đọc CÙNG NHƠ, GIỞ NHỤC BÀY TRÒ; hoặc cho rằng chữ DỞ có một cách viết có thể nhầm thành chữ CÙNG, mà DỞ thì đọc Nôm hiện là GIỞ, và cả câu sẽ là: DỞ/GIỞ NHƠ DỞ/GIỞ NHUỐC BÀY TRÒ.
Lối khắc ở hai bản C, D làm cho chúng tôi có hơi nghiêng về khả năng: GIỞ NHƠ GIỞ NHUỐC.
bày trò,
“Còn tình đâu nữa MÀ thù đấy thôi!
"Người yêu ta xấu với người,
"Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau!