Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Kẻ nhìn rõ mặt người e cúi đầu.
Rằng: "Từ ngẫu nhĩ gặp nhau,
“ĐẮM trông trộm nhớ
BÂY
Khắc chữ BI, vậy phải đọc BÂY. Các bản B, C, D đều khắc chữ BẾ, đọc BẤY. Sự khác nhau giữa BÂY LÂU/BẤY LÂU thì cũng na ná như ở BÂY NHIÊU/BẤY NHIÊU. Ngoài ra, THẦM hay bằng ĐAM/ ĐĂM/ ĐẮM.
lâu đã chồn.
“Xương mai tính đã
RÒN
Hai bản 1871, 1879 khắc RŨ/ DŨ MÒN; riêng bản này khắc LUÂN (= bánh xe) trước chữ MÒN! Phải đọc Nôm là RÒN MÒN. Ở từ điển cổ (HTC, Génibrel) RÒN được giải nghĩa là “ốm o dần, gầy guộc dần đi”. Có cả RÒN RÕI, RÒN MỎI, MÒN MỎI nên mới có RÒN MÒN của bản này. Chắc bản B không hiểu bản cổ nên đổi chữ LUÂN (tức RÒN) thành chữ đọc THÂU hay THỤ Bản A trở lại RŨ MÒN.
mòn,
“Lần lừa ai biết
LẠI
A, B, C, D đều HÃY; riêng bản này: LẠI. Chữ HÔM khắc không chuẩn.
còn hôm nay.
“
NĂM
Khắc chữ NĂM với dạng chữ NĂM chỉ con số dịch NGŨ LUÂN? Theo AM, 1884, vẫn phải hiểu là nói đến NĂM THÁNG. Các bản A, B, C, D đều THÁNG TRÒN NHƯ GỬI CUNG MÂY chứ không phải NĂM TRÒN như ở bản này. Theo cụ Hoàng Xuân Hãn: VUÔNG TRÒN NHỜ CẬY.
tròn như gởi cung mây,
"Trần trần một phận ấp cây đã liều.
"Tiện đây xin một hai điều,
"Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?"
Ngần ngừ nàng mới thưa rằng:
"Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong.
"Dầu khi lá thắm chỉ hồng,
"Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha.
"Nặng lòng xót liễu vì hoa,
“Trẻ
CON
Hai bản A, B đều TRẺ THƠ, nhưng cả ba bản cổ 1871, 1872, 1879 đều TRẺ CON. Bản 1872 này khắc chữ CON với dạng cổ, không có bộ TỬ ở bên cạnh.
đã biết đâu mà dám thưa!”
Sinh rằng: "Rày gió mai mưa,
"Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi.
"Dầu chăng xét tấm tình si,
"Thiệt đây mà có ích gì đến ai?