Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
“Chút chi
NHẮN
Có hai điểm khác nhau giữa các bản:
a) A, B, C, D dùng GẮN BÓ; bản này thì dùng NHẮN BÓ. Từ điển Génibrel có từ này với ý nghĩa như “nhắn bảo”. Nhưng NHẮN cũng có thể là dạng địa phương tương đương với GẮN, kiểu như NHÉO = GHẸO ở Nghệ Tĩnh (TĐTN).
b) Bản C khắc ƯỚC CHI GẮN BÓ, hai bản B, D và bản này thì dùng CHÚT CHI.
bó một hai,
"Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh.
"Khuôn thiêng dầu phụ tấc thành,
"Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.
"Lượng xuân dầu quyết hẹp hòi,
"Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!"
LẶNG
Chữ này khắc thống nhất trong cả bốn văn bản 1902, 1872, 1872, 1871. Vấn đề là đọc như thế nàỏ Theo bản A, phải đọc LẶNG NGHE. Nhưng khả năng đọc LẮNG không phải là không có, vì LẶNG đã viết như LẮNG (ở câu 758) thì LẮNG cũng có thể viết như LẶNG. Cái chính là căn cứ tinh ngữ cảnh để quyết định. Bản A đọc NHƯ RU, TVKI đọc NHƯ DẦU.
nghe lời nói như RU,
Chiều xuân dễ khiến nét thu ngại ngùng.
Rằng: “
KHI
Ở A, B, C, D đều RẰNG TRONG BUỔI MỚI LẠ LÙNG. Riêng bản này khắc RẰNG KHI BUỔI MỚI LẠ LÙNG. Hay TRONG (LONG + NỘI) nhầm thành KHI?
buổi mới lạ lùng,
"Nể lòng có lẽ cầm lòng cho đang.
"Đã lòng quân tử đa mang,
"Một lời vâng tạc đá vàng thuỷ chung".
Được lời như cổi tấm lòng,
GIỞ kim CHÂU với khăn hồng trao tay.
Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
Với cành thoa ấy tức thì đổi trao.
Một lời
VỪA GẮN
Hai bản C, D khắc GẮN BÓ TẤT GIAO; bản này và bản B thì khắc VỪA GẮN TẤT GIAO; bản A trở lại như hai bản C, D.
tất giao,
Mé sau dường có xôn xao tiếng người.