Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Nàng rằng: "Khoảng vắng đêm trường,
“Vì hoa
CHO
Cả ba bản 1871, 1872, 1879 đều CHO PHẢI. Đến bản 1902 và bản A: NÊN PHẢI. Chú ý: CHO = KHIẾN; CHO NÊN = KHIẾN NÊN (HTC).
- Bản B: ĐÁNH ĐƯỜNG, bản A: TRỔ ĐƯỜNG. Nhưng TRỔ thường hay dùng thanh phù LỖ hoặc CHỦ. Ở đây có thanh phù ĐỖ, vậy chắc là DÒ, DỌ. Xưa xét sông nước sâu cạn thì nói là DÒ, tìm hiểu đường xá thì nói là DỌ. Nay cả hai thống nhất thành DÒ. Cả ba bản 1871, 1872, 1879 đều có thanh phù ĐỖ, xưa đọc DỌ, nay đọc DÒ. Riêng Nam bộ cũng đọc TRỔ như ở A. Vậy cũng cần cân nhắc thêm.
phải DÒ đường tìm hoa.
"Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?"
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp song đào thêm hương.
Tiên thề
CÙNG TRÓT
Ở C, D đều CŨNG THẢO; ở A, B: CÙNG THẢO. Riêng bản này khắc chữ LUẬT thay cho THẢO. Không rõ nên đọc CÙNG TRÓT hay CÙNG + SUỐT, LÓT, TRÚT.
một chương,
Tóc mây
một
Có thể là chữ CHIA khắc nhầm, nhưng căn cứ mặt chữ và thế tiểu đối trong câu chúng tôi vẫn phiên MỘT.
món dao vàng MỘT đôi.
Vầng trăng vặc vặc giữa trời,
Đinh ninh hai
MẶT
Ở bản Thịnh Mĩ Đường 1879 và bản Liễu Văn Đường 1871 đều ĐINH NINH HAI MIỆNG. Bản Duy Minh Thị này khắc ván mới nhưng trùng sau bản cổ. Vậy xưa chắc HAI MẶT chứ không phải HAI MIỆNG. Năm 1902 Kiều Oánh Mậu theo Duy Minh Thị.
một lời song song.
Trăm năm tạc một chữ đồng
TÀNG
Cả ba bản B (1902), C (1897), D (1871) đều thống nhất là TRĂM NĂM TẠC MỘT CHỮ ĐỒNG ĐẾN XƯƠNG; bản A cũng theo vậy. Nhưng riêng bản 1872 này thì khắc TÀNG XƯƠNG: phải chăng muốn nói cái ý “dấu kín đến tận trong xương”?
- Chữ NĂM khắc không chuẩn.
xương.
Chén hà sánh giọng quỳnh tương,
Giải là hương lộn bình gương bóng lồng.
Sinh rằng: "Gió mát trăng trong,
"Bấy lâu nay một chút lòng chưa cam.
"Chày sương chưa nện cầu Lam,
"Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?"
Nàng rằng: "Hồng diệp xích thằng,
"Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri.