Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Ngại
NGẦN
Riêng bản này NGẠI NGẦN. Ở A, B, C, D đều thống nhất là NGẠI NGÙNG.
một bước một xa,
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng.
Buộc yên quảy gánh vội vàng.
Mối sầu sẻ nửa bước đường chia hai.
Buồn
NOI
BUỒN TRÔNG: ở hai bản A và B; còn ở hai bản cổ 1871, 1879 lại đều là BUỒN NOI. Chữ BUỒN Nôm này tình cờ trùng chữ PHẪN của Hán! Do đó có thể đọc cả PHẪN. NOI ghi bằng NỘI như ở bản 1871? Hay là MUÔN như ở bản 1884?
phong cảnh quê người,
TIẾNG CÂY
Ở A, B, C, D đều ĐẦU CÀNH... đối với CUỐI TRỜI... ; riêng ở bản này: TIẾNG CÂY... BÓNG TRỜI...
quyên nhặt BÓNG trời nhạn thưa.
Não người nghe gió,
RẰNG
RẰNG xưa là một động từ nên đối với NGHE được NGHE GIÓ, RẰNG MƯA thì cũng na ná như hiện nay nói NGHE GIÓ, KÊU MƯA hoặc NGHE GIÓ, THAN MƯA... Nhưng cũng không loại trừ khả năng đọc là LÁNG (như trong LAI LÁNG) hoặc LẮNG. Còn ở A, B, C, D thì đều CỮ GIÓ, TUẦN MƯA.
mưa,
Một ngày nặng gánh tương tư một ngày.
Nàng THÌ đứng RŨ hiên tây,
Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ.
Trông chừng khói ngất song thưa,
Hoa trôi
TRÁC
TRÔI TRÁC là một động từ ghép, xưa dùng với ý nghĩa là “lênh đênh theo dòng nước chảy”, “đẩy đưa theo nước” (HTC). Ở bản B cũng chữ TRÁC nhưng có thêm bộ THUỶ. Hai bản C, D thì dùng chữ CHỨC viết tắt (tức bỏ chữ ÂM ở giữa ruột) để ghi. Nhưng CHỨC đã từng dùng để ghi GIẤC (như ở câu 437) và CHÁC (như ở câu 236), vậy ở đây CHỨC cũng ghi TRÁC chứ không phải ghi GIẠT.
thắm liễu xơ xác vàng.
Tần ngần dạo gót lầu trang,
Một đoàn mừng thọ ngoại hương mới về.
Hàn huyên chưa kịp dã dề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước kẻ tay đao,
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
VƠ CHẰNG
VƠ CHẰNG chỉ có ở bản này; ở A, B, C, D đều GIÀ GIANG.
một lão một trai,
Một dây vô lại buộc hai thâm tình.