Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
CHÀNG VƯƠNG
CHÀNG VƯƠNG khắc nhầm thành CHÀNG KIM. Ở các bản ĐDA, KOM, TMĐ, LVĐ đều VƯƠNG QUAN. Ở bản A des Michels CHÀNG QUAN.
mới dẫn gần xa:
"Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi.
"Nổi danh tài sắc một thì,
SÁN QUANH
Ở A, B, C, D đều XÔN XAỌ Riêng bản này khắc là SÁN QUANH: SÁN có nghĩa là “do bị thu hút mà đến ngay gần, đến sát một bên” (TĐTV). Chữ KIỆM nên đọc KÉM hay HIẾM?
ngoài cửa kém gì yến anh.
"Kiếp hồng nhan có mong manh,
"Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
"Có người khách ở viễn phương,
“Xa nghe cũng
PHỤC
Không phải chữ NỨC như ở các bản Nôm B, C, D. Thanh phù viết tắt không phải là chữ MẠN mà là chữ PHỤC thiếu nét, có lẽ nên đọc PHỤC. Sau này, đến câu 400 sẽ gặp lại: PHỤC KHEN. Nhưng ở Nam bộ vẫn đọc MẶN (VVK, 41).
tiếng nàng tìm chơi.
“Thuyền tình vừa ghé ĐẾN NƠI,
"Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ!
“
BUỒNG
BUỒNG KHÔNG như ở A, B, D; ở C là PHÒNG KHÔNG. Ở A, B; LẶNG NGẮT. Ở bản này cũng như ở hai bản C, D: LẠNH NGẮT.
không LẠNH ngắt như tờ,
"Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.
"Khóc than khôn xiết sự tình,
"Khéo vô duyên bấy là mình với ta!
“Đã không duyên trước chăng LÀ,
“Thì chi chút ĐÍCH gọi là duyên sau.
“Sắm xanh nếp CHỈ xe châu,
"Vùi nông một nấm mặc dầu cỏ hoa.
"Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"