Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Ma đưa lối, quỉ đem đường,
Lại tìm những tính đoạn trường mà đi.
Thanh lâu hai lượt
Thanh lâu hai lượt: Thuý Kiều phải vào thanh lâu hai lần; một lần ở Lâm Truy trong tay Tú bà và một lần ở Châu Thai trong tay Bạc Bà.
,
thanh y hai lần
Thanh y hai lần: Thuý Kiều phải làm con hầu hai lần: một lần ở nhà Hoạn bà và một lần ở nhà Hoạn thư. Kiều Oánh Mậu sửa lại là một lần thì cũng có lý vì tuy ở hai nơi (nhà Hoạn bà và nhà Hoạn thư) nhưng chỉ có một lần liên tục ở nhà họ Hoạn.
.
Trong vòng giáo dựng gươm trần,
Kề răng hùm sói
Kề răng hùm sói: đây là lời của Tam Hợp đạo cô nói về cảnh Thuý Kiều bị lọt vào vòng gươm giáo thì ắt gặp phải bọn tướng dữ như hùm beo, ý chỉ Hồ Tôn Hiến và các tướng tá dưới quyền hắn.
, gửi thân tôi đòi.
Giữa dòng nước dẫy sóng dồi,
Trước hàm rồng cá, gieo mình vắng tanh.
Oan kia theo mãi với tình,
Một mình mình biết, một mình mình hay.
Làm cho sống đoạ thác đày,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!"
Giác Duyên nghe nói
rụng rời
Rụng rời: sợ quá đến nỗi tưởng như rụng rời cả tay chân. *Sư rằng*: Hoạ phúc [ ] còn gì: đoạn này từ câu 2655 đến 2676 là lời của Tam Hợp đạo cô [ ] *Nguyên truyện* viết: Sư Tam Hợp nói: Người ta sinh ra trên đời, phúc bởi tu đức mà được hưởng, khổ vì tình phải chịu, nàng Kiều nhân vì ái tình gây lên cảnh khổ, bởi vậy dẫu cho ở nhà vàng cũng không dám ở lâu, mà chốn đoạn trường thường thường phải đày đến, nợ yên hoa phải chịu hai lầm, tội cảnh con hầu phải chịu một án, trong gươm giáo bạn với mấy tướng hùm beo, dưới sóng lớn làm mồi cho cá rồng, mới hết kiếp ấy.
:
"Một đời nàng nhé thương ôi còn gì!"
Sư rằng song chẳng hề chi,
Nghiệp duyên
Nghiệp duyên: (*nghiệp*: từ nhà Phật, theo thuyết luân hồi, người ta sống hết kiếp này lại hoá ra kiếp khác. Mỗi kiếp của ta lại đeo theo cái nghiệp do ta gây ra từ kiếp trước. Cái nghiệp do hành động của ta mà thành ra đó, chữ phạn gọi là karma, chữ Hán gọi là nghiệp báo hay nghiệp, ta thường gọi là nợ tiền kiếp; *duyên*: cái nhân, nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên) căn duyên của việc làm thiện hay là ác như thiện nghiệp là nhân duyên gây nên thiên quả, ác nghiệp là nhân duyên gây nên ác quả.
cân lại nhắc đi còn nhiều.
Xét trong tội nghiệp Thuý Kiều,
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm.
Lấy tình thâm, trả tình thâm,
Bán mình đã động hiếu tâm đến trời!
Hại một người
Hại một người: chỉ Từ Hải.
, cứu một người,
Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng.
Thửa
Thửa: tiếng trợ từ để chỉ cái gì thuộc về ai.
công đức
Công đức: công đức ấy của Thuý Kiều.
ấy ai bằng?
Túc khiên
Túc khiên: (*túc*: trước; *khiên*: tội lỗi) tội lỗi kiếp trước đã phạm phải.
đã rửa lâng lâng sạch rồi.