Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Thiếp từ
ngộ biến
gặp cảnh gia biến.
đến giờ,
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa.
Mấy trăng cũng khuyết, mấy hoa cũng tàn.
Còn chi là cái hồng nhan,
Đã xong thân thế, còn toan nỗi nào?
Nghĩ mình, chẳng hổ mình sao?
Dám đem
trần cấu
bụi bẩn, ý nói đến tấm thân đã bị “dãi nguyệt dầu hoa” ở chỗ thanh lâu đâu còn trong sạch gì nữa.
dự vào
bố kinh
(“bố”: vải; “kinh”: gai) do chữ “kinh thoa bố quần” là cái thoa bằng cỏ gai, cái quần bằng vải thô, chỉ người vợ hiền vì xưa nàng Mạnh Quang (vợ của Lương Hồng) đời Hậu Hán chỉ dùng những thứ đồ ấy. Cả câu ý nói không dám đem tấm thân dơ bẩn mà làm vợ.
!
Đã hay chàng nặng vì tình,
Trông hoa đèn, chẳng tủi mình lắm ru!
Từ rày khép cửa
phòng thu
phòng của người phụ nữ đã luống tuổi, trái với phòng xuân là phòng của người con gái.
,
Chẳng tu thì cũng là tu mới là!
Chàng dù nghĩ đến tình xa,
Đem tình
cầm sắt
đàn cầm và đàn sắt. Kinh Thi có câu: Thê tử hảo hợp, như cổ cầm sắt = vợ chồng hoà hợp như tiếng đàn cầm, đàn sắt gảy hoà vào với nhau.
đổi ra cầm cờ.
Đã buồn cả ruột, mà dơ cả đời!"
Chàng rằng: "Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta!
Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy
dường
do chữ “dạng” mà ra, có nghĩa là dáng vẻ, sắc thái. “Nguyên truyện”: Phàm sự trinh tiết của con gái, có khi lấy sự không chịu thất thân làm trinh, cũng có khi lấy sự phải nhục thân làm trinh nghĩa là có lúc thường lúc biến vậy. Như sự nhục thân của hiền thê sẽ gặp cảnh biến mà làm trọn điều đó. Tuy sa vào nơi bùn nhơ mà không nhiễm. Sự được gặp nhau ngày nay, có thể gọi là hoa tàn mà lại nở, trăng khuyết rồi lại tròn.
.
Có khi biến, có khi thường,
Có
quyền
thế biến, không thường.
nào phải một đường
chấp kinh
giữ phép thường khi không gặp sự biến.
?
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?