Tips: Click on any Hán-Nôm character to look it up in the dictionaries.
Khóc than khôn xiết sự tình,
Khéo
vô duyên
không có nhân duyên với nhau nên không được gặp nhau.
bấy là mình với ta!
Đã không duyên trước chăng mà,
Thì chi
chút ước
một chút ước hẹn để dành về kiếp sau.
gọi là duyên sau.
Sắm xanh nếp tử
xe châu
xe chở linh cữu có kết rèm ngọc châu. Theo đoạn này thì Nguyễn Du đã để Đạm Tiên chết được một thời gian (dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh) rồi người khách phương xa mới đến. Trong nguyên truyện thì: “Khi Đạm Tiên chết gặp phải mụ chủ tệ bạc toan đem vứt xác nàng ra bờ ngòi. May sao lúc ấy có một khách ở viễn phương vì mộ tiếng sắc tài của nàng nên mới tìm đến”. Tưởng như vậy hợp lý hơn vì không làm gì có chuyện để quàn một chỗ chưa chôn ngay.
,
vùi nông
chôn sơ sài, không có xây đắp mộ gì cả. Điều này cũng đúng với đoạn trên đã tả: “Sè sè nấm đất bên đàng”. Bản BK-TTK cũng chép là “vùi nông”. Tản Đà theo bản KOM chép là “Bụi hồng” và đã chú thích rằng: “Hai chữ ‘bụi hồng’ đây chỉ là lời văn lịch sự, nói cái mả chôn ở bên đường. Có nhiều bản để là vùi nông thời làm mất cả vẻ hay mà lại thành ra cái tình của người khách không có trung hậu. Như sự sai lầm đó rất có hại đến văn lý.” Thực ra thì theo mạch văn ở đây phải dùng hai chữ “vùi nông” mới chuyển tiếp được với việc “sắm sanh” ở câu trên. Hơn nữa người khách viễn phương chưa quen biết gì Đạm Tiên mà lo cho chôn cất như vậy đã là có tình rồi.
một nấm mặc dầu cỏ hoa.
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm."
Lòng đâu sẵn món thương tâm,
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm
châu sa
giọt nước mắt chảy xuống. Cổ văn: “Sái giao nhân chi châu lệ” = người giao nhân khóc nước mắt sa xuống thành hạt châu.
.
"Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời là phận bạc cũng là lời chung.
Phũ phàng chi mấy hoá công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người
phượng chạ loan chung
chỉ những người khách làng chơi đã từng ăn nằm với Đạm Tiên. Cái cảnh phượng loan chung chạ là nói đến sự ái ân giao tình bừa bãi.
,
Nào người
tiếc lục tham hồng
tiếc mầu xanh, tham màu đỏ; chỉ những người khách làng chơi đã ham mê sắc đẹp của Đạm Tiên.
là ai?
Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta
kiếm
BK-TTK đã giảng: “‘Kiếm’ là để đem dâng, đem lễ, chữ không phải là tìm kiếm”. Các bản nôm đều viết 劍 (kiếm) nhưng không thể hiểu như BK.TTK được. “Kiếm” chỉ có nghĩa là tìm kiếm. Sở dĩ ba chị em Thuý Kiều phải tìm kiếm một vài nén hương mà các người đi tảo mộ còn để lại vì lúc ra về ba chị em chỉ đi tay không: “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”, không cầm gì cả, chính sự tìm kiếm ấy đã cho ta thấy được lòng thương xót của Thuý Kiều đối với Đạm Tiên thật sâu sắc, thân chân tình.
một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Hoạ là người dưới
suối vàng
cho chữ “hoàng tuyền” là cái suối ở dưới đất mà theo ngũ hành đất thộc mầu vàng nên gọi là suối vàng.
biết cho."
Sụp ngồi bả cỏ trước mồ bước ra.