Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều.
Nói càng hổ thẹn trăm chiều,
Thì cho
“Thà” cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi (KOM)
Các bản LNP, LVĐ, DMT và QVĐ đều chép là “thì cho”. Chữ “thì” đây phải hiểu là thôi thì. Vì vậy chữ “thì” không được rõ nghĩa nên bản T.H.Ư và bản KOM đã chép là “thà”.
ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi!”
Chàng rằng: "Nói cũng lạ đời,
Dẫu lòng kia vậy, còn lời ấy sao?
Một lời đã trót thâm giao,
Dưới dày có đất, trên cao có trời!
Dẫu rằng vật đổi sao dời,
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh.
Duyên kia có phụ
chi mình
Duyên kia có phụ chi “tình” (LVĐ)
Các bản LNP, T.H.Ư, DMT và KOM đều chép là “mình”. Hai bản LVĐ và QVĐ lại khắc là “tình”. Sở dĩ có sự sửa chữa chữ “tình” ra chữ “mình” là để tránh trùng vần với câu dưới cũng có chữ “tình”. Nhưng chữ “mình” đây có thể hiểu là “chúng mình” và câu thơ cũng rõ nghĩa.
,
Mà toan
chia gánh
Mà toan “sẻ” gánh chung tình làm hai (KOM)
Các bản LNP, LVĐ, DMT và QVĐ đều chép là “chia” ( 技, 支 ). Bản KOM chép là sẻ 𢫟. Bản T.H.Ư chép là 劑 thì có thể đọc là “tẽ”.
chung tình làm hai?”
Nàng rằng: "Gia thất duyên hài.
Xót lòng ân ái, ai ai cũng lòng.