Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Gặp cơn bình địa
phong đào
Gặp cơn bình địa “ba” đào (LVĐ)
Bản LNP chép như vậy thì không đúng vì “bình địa ba đào” đã được Nguyễn Du dịch là đất bằng “nổi sóng” ở câu 1405. Các bản LVĐ, T.H.Ư, KOM và QVĐ đều chép là “ba” 波 “đào”. Bản DMT đã khắc sai là 𣷭 (bể).
,
Vậy đem duyên chị
xe vào
Vậy đem duyên chị “buộc” vào cho em (LVĐ)
Các bản LVĐ, T.H.Ư, KOM và QVĐ đều chép là buộc chỉ có bản LNP chép là “xe vào”. Chữ “xe” thuộc thanh bằng nghe không có âm hưởng bằng chữ “buộc” thuộc thanh trắc. Bản DMT khắc là “rước” thì không hợp nghĩa.
cho em.
Cũng là phận cải duyên kim,
Cũng là máu chảy ruột mềm chớ sao?
Mười lăm năm ấy, biết bao nhiêu tình!
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng
lừa lọc
Khuôn thiêng lừa “đảo” đã “dành” có nơi (LVĐ)
đã đành có nơi.
Còn duyên may lại còn người,
Còn vầng trăng cũ, còn lời nguyền xưa.
Quả mai ba bảy
cũng vừa
Quả mai ba bảy “khi” vừa (LVĐ) Bản LNP chép là “cũng vừa”. Hai bản KOM và T.H.Ư đều chép là “đương vừa”. Ba bản LVĐ, DMT và QVĐ lại khắc là “khi vừa”.Chữ “khi” đây phải hiểu là khi còn. Vì thấy chữ “khi” không rõ nghĩa nên ba bản kia đã đổi là “cũng” hoặc “đương”.
,
Đào non sớm liệu xe tơ kịp thì!”
Dứt lời, nàng vội gạt đi:
"Sự muôn năm cũ, kể chi bây giờ?