Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Thấy chàng đau nỗi biệt ly,
Nhịn ngừng ông mới vỗ về
TỚI
Ba dị bản:
- Ở bản A, bản B, bản C: GIẢI KHUYÊN;
- Ở bản DA: LẠI KHUYÊN;
- Ở bản này khắc chữ TẾ như trong CÚNG TẾ, chúng tôi đoán là để thay cho chữ TẾ thường đọc Nôm là TỚI: vậy phải hiểu là TỚI KHUYÊN. TỚI KHUYÊN ở bản này thì cũng như LẠI KHUYÊN ở bản D. Hay NẠI đọc NÀỈ
khuyên:
“Bây GIỜ ván đã đóng thuyền,
"Đã đành phận bạc khôn đền tình chung.
"Quá thương chút nghĩa đèo bòng.
“Nghìn vàng thân ấy THÌ hòng bỏ sao?”
Dỗ dành khuyên giải trăm chiều,
Lửa phiền
KHÔN
Hai bản in muộn (A, B) dùng lối lặp CÀNG... CÀNG...; Ba bản C, D, DMT cổ hơn thì dùng KHÔN... CÀNG...
dập càng khêu mối phiền.
Thề xưa giở đến kim
HOÀN
Các bản Nôm B, C, D đều khắc chữ HOÀN khá đầy đủ các nét; riêng bản này khắc bỏ phần ruột ở giữa. Có thể nghĩ rằng đó là lối giản hóa rất thường gặp từ trước đến nay. Nhưng bản Kiều này đã tỏ ra kị húy rất triệt để, không lẽ chữ HOÀN là một chữ trọng húy đời Gia Long mà bản này lại bỏ qua! Chúng tôi ngờ rằng lần này giản hóa cũng là để kị húy! Như ở Hoàng Việt thi tuyển (1825)!
,
Của xưa lại giở đến đàn ĐẾN hương.
Sinh càng trông thấy càng thương,
Gan càng tức tối ruột càng xót xa.
Rằng: “Tôi
TRÓT
Chữ TRÓT khắc không được chuẩn.
quá chân ra,
"Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo.
"Cùng nhau thề thốt đã nhiều
"Những điều vàng đá phải điều nói không!
"Chưa chăn gối cũng vợ chồng,
“Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho ĐANG.
"Bao nhiêu của mấy ngày đường,
"Còn tôi tôi một
gặp
Chữ GẶP khắc theo lối Nam bộ thành chữ HẤP
nàng mới thôi."