Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Cỏ non
Chữ “NON” này là “NÚI NON” chứ không phải là chữ 嫩: CÒN XANH, NON NỚT.Bản KOM thống nhất dùng chữ NON này cho cả hai nghĩa, chỉ cốt lấy âm.
xanh tận chân trời.
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Ngựa xe như nước, áo quần như
nêm
Chữ NÊM này cũng từng là một đề tài tốn nhiều giấy mực trên sách báo, ví dụ có người dựa vào ngôn ngữ Nghệ Tĩnh quê của Nguyễn Du giải là chữ NEN, là cánh the của giông sâu bọ, như chuồn chuồn, châu chấu (màu sắc đẹp, nằm dưới cánh cứng), cho nó phải là danh từ để đối với nước. Nhưng tôn trọng văn bản học thì thấy bản Nôm này khắc rõ NÊM là động từ chêm, chèn thêm, bản QVĐ khắc (??) chính âm là NẸN có thể đọc trại là NEN, nẹn nhau nghĩa gần như nêm và cũng là động từ. Cần để ý là tiếng Hàn, tiếng Việt thường dùng biến cách danh từ với động từ, NHƯ NƯỚC là NHƯ NƯỚC CHẢY chứ có phải nước danh từ đâu. Thử tưởng tượng bãi hội với nhiều người đứng chen chúc thì thấy NÊM tả đơn giản mà đúng, áo quần đây chính là con người, nếu hiểu theo chữ NEN ở trên thì chỉ là thấy áo quần sặc sỡ thôi.
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần
B-T: bước LẦN, trùng lặp chữ lần ở câu dưới.
theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp
Nguyên bản khắc chữ NHỊP 揲 có bộ tài gảy là đánh nhịp, xin chế bản chữ NHỊP 堞 có bộ thổ cho đúng, còn nhiều chỗ khắc lẫn lộn hay bộ này.
cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Rằng: "Sao trong tiết Thanh minh
Mà đây hương khói vắng tanh thế mà".