Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Vương Quan mới dẫn gần xa
"Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi
Xôn xao ngoài cửa hiếm gì yến anh
Kiếp
B-T: PHẬN.
hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành
thiên hương
Quốc sắc thiên hương: đã thành tiếng Nôm “sắc nước hương trời”, nói về người đẹp lìa đời với câu chữ như thế thật là thần tình!
Có người khách ở viễn phương
Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi
Thuyền tình vừa ghé tới nơi
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ
Buồng không
lặng
B-T: LẠNH
ngắt như tờ
Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh
Khóc than khôn xiết sự tình
Khéo vô duyên
mấy
B-T: BẤY, cũng như MẤY.
là mình với ta
Đã đành duyên trước chẳng mà
Thời chi
chút đích
B-T: chút ƯỚC, bị in sai ra CHÚC ƯỚC, ƯỚC tức hẹn duyên kiếp sau. KOM chú CHÚT ĐÍCH là tiếng Nghệ Tĩnh, viết CHÚT ƯỚC là sai, nhưng không chú rõ theo tiếng Nghệ nghĩa là gì, có người giải là chút ít, chút đỉnh. Có lẽ nên theo chữ CHÚT ƯỚC, vì dễ hiểu và hay hơn, vả lại Truyện Kiều đã là tài sản chung của dân tộc, phải đâu chỉ riêng xứ Nghệ.
gọi là duyên sau
Sắm sanh
nếp tử xe châu
Nếp tử: gỗ cây tử thường dùng làm áo quan, như chữ tử cung là quan tài, còn xe châu là xe tang kết rèm châu, đây nói chữ cho đẹp vậy. Có sách giải xe TRÂU là sai, TRÂU âm cổ là B-LÂU, chữ Nôm viết là [ ] theo âm LÂU.
Vùi hồng
B-T và TT12 đều để là VÙI NÔNG, chữ Nôm VÙI và BỤI viết giống nhau. Hai chữ này cũng đã từng được tranh luận nhiều, nhà thơ Tản Đà thì cho là BỤI HỒNG, vì câu trên dùng chữ trân trọng “nếp tử, xe châu” mà dưới lại “vùi nông” thì không ổn. Chú ý hai chữ này của bản KOM có thể đọc BỤI HỒNG như Tản Đà, hoặc VÙI HỒNG (với nghĩa là chôn hoa, cũng là cách hiểu hay) ý này là của cụ Nguyễn Văn Tố.
một nấm mặc dầu cỏ hoa
Trải bao thỏ
lận
Các bản đều phiên là LẶN, nhưng chính âm chữ này là LẬN, muốn là LẶN thì phải viết thêm bộ thuỷ, “lận mất” nghĩa cũng na ná như lặn.
ác tà
Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm".