Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Hiên tà gác bóng chênh chênh,
Nỗi riêng, riêng trạnh tấc riêng một mình.
Cho hay là thói hữu tình,
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong!
Chàng Kim từ lại
thư song
chỗ cữa sổ phòng đọc sách, tức phòng đọc sách.
,
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đông càng khắc càng đầy
nên đọc là “Sầu đong càng lắc càng đầy”. Ý nói sầu nhớ vô cùng, nếu đem mà đong thì càng lắc càng đầy, không vơi đi được. Ca dao có câu: “Ai đi muôn dặm non sông, để ai chất chứa sầu đong vơi đầy”. Bản LVĐ chép là: Sầu “đông” càng “khắc” càng đầy.
,
Ba thu
ba mùa thu, tức ba năm. Ta thường lấy mỗi mùa để chỉ một năm như “ba xuân”, “ba đông”.
dọn lại một ngày dài ghê!
Mây Tần
Tấn thư có câu: “Tần vân như mỹ nhân” (mây Tần như người đẹp). Ở đây chữ “Tần” chỉ được dùng cho đẹp lời.
khoá kín
song the
cửa sổ có treo màn the.
,
Bụi hồng liệu nẻo đi về chiêm bao
câu này và câu trên có thể hiểu là: Cô Kiều cứ ở hoài trong phòng không ra ngoài nên Kim Trọng chỉ còn cách tìm về trong mộng để gặp mặt người yêu. “Hoa Tiên” cũng có câu: “Bụi hồng dứt nẻo đi về chiêm bao”. “Bụi hồng” trong câu 250 có nghĩa là cảnh phồn hoa náo nhiệt. Đường phú có câu: “Hồng trần một đoạn ...” (Chiêm bao cách đám bụi hồng ...) Xem thêm câu 3046: Còn chen vào chốn “bụi hồng” làm chi?
.
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao,
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.
Buồng văn hơi lạnh như đồng,
Trúc se ngón thỏ, tơ chùng
phím loan
phím đàn gắn bằng keo loan. Cả câu ý nói: Kim Trọng tương tư đến nỗi bỏ cả học tập (bút để khô cả ngọn), chán cả gảy đàn (lâu ngày dây cũng chùng cả đi).
.
Mành Tương
bức mành ngoài đan bằng tre, phía trong kẹp the màu vàng. Sở dĩ gọi là mành Tương vì liên quan đến điển hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh (xem chữ mạch Tương câu 238. Hai bà nghe tin vua Thuấn chết khóc quá thảm thiết, nước mắt vẩy vào các bụi trúc xung quan khiến cho các thân trúc đều thành lốm đốm. Thứ mành làm bằng trúc có vỏ lốm đốm này gọi là “Tương phi trúc”.
phân phất gió đàn,
Hương lây mùi nhớ, trà
khan giọng tình
(khan: khô ráo, thiếu) ý nói Kim Trọng vì tương tư Thuý Kiều nên uống trà chẳng thấy ý vị tình tứ gì.
.
Ví chăng duyên nợ
ba sinh
do chữ “tam sinh” là ba kiếp sống của con người (quá khứ, hiện tại, vị lai). Cả câu ý nói Kim Trọng và Thuý Kiều có duyên nợ từ kiếp này qua kiếp khác với nhau phải kết duyên vợ chồng.
,
Làm chi đem
thói khuynh thành
thói làm say đắm lòng người. Cả câu ý nói: Nếu không có duyên nợ vợ chồng với nhau thì làm chi mà lại đem sắc đẹp để trêu ngươi như vậy.
trêu ngươi.
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người,
Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời gót đi.
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu!
Gió chiều như gợi cơn sầu,
Vi lau hiu hắt như màu khảy trêu.