Tips: Nhấp vào kí tự Hán Nôm để tra cứu trong từ điển.
Đã cho vào bậc
bố kinh
(“bố”: vải, “kinh”: gai) do chữ “bố quần kinh thoa” là quần vải thoa gai, chỉ người vợ hiền vì xưa kia nàng Mạnh Quang, vợ của Lương Hồng (người đời Đông Hán), chỉ dùng những thứ đồ giản dị ấy.
,
Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Ra tuồng trên Bộc, trong dâu,
Thì con người ấy ai cầu làm chi!
Rằng trăm năm, nỡ bỏ đi một ngày!
Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay,
Lứa đôi ai dễ đẹp tày
Thôi Trương
(“Thôi”: Thôi Oanh Oanh, “Trương”: Trương Quân Thuỵ). Trương sinh, người đời Đường gặp nàng Thôi ở chùa Phổ Cứu. Hai bên đi lại với nhau thân thiết. Sau chàng Trương phụ tình Oanh Oanh đi lấy người khác.
.
Mây mưa
nói việc trai gái ân ái với nhau. Xem chú thích câu 439.
đánh đổ đá vàng,
Quá chiều nên đã
chán chường yến anh
chán bỏ tình yêu đương. Cả câu ý nói nàng Thôi vì sớm chiều chàng Trương, tự do ân ái, nên sau chàng Trương mới chán mà bỏ nàng Thôi.
.
Trong khi tựa cánh trên cành,
Mà lòng ngâm nghe đã trình một phen!
Mái tây
dịch ở chữ “Tây sương” là mái tây chùa Phổ Cứu nơi Thôi Oanh Oanh gặp Trương Quân Thuỵ ở đó.
để lạnh hương nguyền,
Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng.
Gieo thoi
ném cái thoi dệt vải. Theo Tấn thư, Tạ Côn đời Tấn thường hay trêu ghẹo cô hàng xóm; có lần đã bị cô lấy con thoi ném vào mặt làm gẫy mất hai răng. Sau người ta dùng chữ “gieo thoi” để chỉ thái độ người con gái biết giữ mình để bảo toàn tiết hạnh.
trước chẳng giữ giàng,
Để sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?
Còn thân ắt cũng đền bồi có khi."
Thấy lời đoan chính dễ nghe,
Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân.
Bóng tàu
bóng mái nhà.
vừa lạt
vẻ sân
nên đọc là “vẻ ngân”: vẻ bạc của ánh trăng. Cả câu ý nói bóng của mái nhà in trên sân đã không còn đậm nữa vì ánh trăng đã bị mờ đi khi trời dần sáng.
,
Tin đâu đã thấy
cửa ngăn
cổng ngõ, của ngoài đường cái, ngăn cách sân với ngoài đường, thuộc nhà Kim Trọng.
gọi vào.
Nàng thì vội trở buồng đào,
Sinh thì dạo bước
sân đào
sân có trồng cây đào ở bên cửa sổ. Xem chú thích câu 446: chữ “song đào”.
vội ra.